Du lịch wellness bắt đầu từ khi nào ?

Chiến lược gia của QUO dự đoán welness là xu hướng lâu dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cho những thương hiệu khách sạn.

Vào năm 2018, nếu bạn hỏi xu hướng nào có sức ảnh hưởng lớn trong ngành dịch vụ lưu trú, hầu hết câu trả lời sẽ là ‘wellness’.

Vogue khởi đầu năm 2018 với hình ảnh của nữ diễn viên Lupita Nyong’o đang tạo tư thế yoga trên trang bìa tạp chí vào tháng một. Đến khoảng tháng hai, ‘wellness’ đã tràn ngập khắp mọi nơi. Không quá khi ví tốc độ mở rộng của wellness như mùi hương lan toả trong không gian.

Những con số đầy hứa hẹn

Những con số thống kê đã nói lên tất cả. Giá trị ngành công nghiệp này xấp xỉ 3,7 nghìn tỉ USD toàn cầu, chiếm hơn 5% tổng sản lượng kinh tế thế giới.

Sự tăng trưởng nhanh chóng đã tác động đến ngành dịch vụ lưu trú theo những cách rất đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016,ngành dịch vụ du lịch khách sạn theo hướng wellness đã tăng 14%, nhanh gấp 2 lần so với ngành du lịch nói chung. Không còn là thị trường ngách dành cho dân hippie hay những du khách tâm linh, du lịch wellness hiện chiếm 16% tổng chi tiêu của ngành du lịch. Hay hiểu nôm na là cứ 6 USD chi tiêu cho lĩnh vực du lịch, thì họ dành ra 1 USD cho hình thức wellness.

Trong một thập kỷ vừa qua, “câu thần chú” wellness đã ngự trị khắp mọi nơi, được xem như một phương pháp điều trị và chữa bệnh mà bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn sử dụng để bắt kịp xu hướng và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Năm 2018, chùm ngây được ưa chuộng đến mức gần như cung không đủ cầu. Năm 2017 là thời đại của nghệ tươi và trước đó nữa là cải xoăn và hạt quinoa. Mặc dù đặc tính của xu hướng thay đổi hàng năm nhưng ý tưởng cốt lõi của wellness chính là sự hiện hữu như một phần không thể thiếu trong đời sống của nhân loại.

Tốc độ mở rộng của wellness như mùi hương lan toả trong không gian.

Tuy nhiên, ngay từ thuở sơ khai, ngành dịch vụ wellness không phải nằm trong top marketing như bây giờ. Chỉ trong vòng 40 năm trở về trước, loại hình này được xem như một điều bất thường, một đam mê cuồng tín, ít được khoa học chứng minh và không đáng tin cậy. Thậm chí, có rất ít người biết đến từ wellness, còn thuật ngữ sữa chua, sữa hạt thì thật là kỳ quái cũng như chế độ ăn kiêng dựa trên ADN giống như kiểu khoa học viễn tưởng về một điều không có thật. Vậy thì làm thế nào wellness đã đi sâu vào đời sống của chúng ta đến thế và tại sao cho đến bây giờ, nó lại giữ một vị thế quan trọng trong ngành dịch vụ lưu trú.

Làm thế nào wellness đã đi sâu vào đời sống của chúng ta đến thế ?

Tưởng rằng vô nghĩa hoá ra lại là xu hướng

Mặc dù nguồn gốc của hình thức này đã có từ hàng ngàn năm trước, những sáng kiến hiện đại về ‘wellness’ chỉ thật sự bắt đầu từ những năm 1950 và phát triển vào những năm 60 và 70. Thuật ngữ chúng ra hiện đang dùng này xuất hiện đầu tiên trong cuốn từ điển Oxford English Dictionary vào những năm 1650 và có thể bắt nguồn từ Halbert L. Dunn, Bác sĩ kiêm Cục trưởng Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ từ năm 1935 đến năm 1960.

Ông Dunn đã xuất bản một cuốn sách với tựa đề ‘High-Level Wellness’ vào năm 1961, mà ông định nghĩa nó như ‘một phương pháp hoạt động tích hợp, theo định hướng tối đa hoá tiềm năng mà con người có thể có được’. Cuốn sách không bán quá chạy, thực tế thì nó gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của công chúng.

Mãi cho đến những năm 1970, khi một nhóm nhỏ bác sĩ và nhà tư tưởng bao gồm Tiến sĩ John Travis, Don Ardell và Bill Hettler cùng những người khác, bắt đầu tiến hành nghiên cứu và phát triển ý tưởng của ông Dunn.

Có một sự thật thú vị là, ban đầu bản thân từ ‘wellness’ cũng chật vật để nhận được sự quan tâm của mọi người. Mặc dù luôn ủng hộ những ý tưởng của Dunn, Tiến sĩ Travis thuở ban đầu vẫn cho rằng “từ ‘wellness’ là một từ khá ‘ngu ngốc’ và hiển nhiên là nó sẽ không bao giờ thành công”. Dẫu vậy, tháng 11/1975, ông vẫn sử dụng tên này để đặt cho Wellness Resource Center (Trung tâm Tài nguyên Wellness) tại Mill Valley, California, tạo tiền đề cho wellness trở thành một ‘buzzword’ thông dụng như hiện nay.

Những sáng kiến hiện đại về ‘wellness’ chỉ thật sự bắt đầu từ những năm 1950 và phát triển vào những năm 60 và 70

Trung tâm là nơi thu hút nhiều đối tượng quan tâm đến xu hướng còn mới mẻ này. Tại đây, Tiến sĩ Travis cùng một nhóm nhỏ các bác sĩ chọn cách tập trung giải quyết những vấn đề về tình trạng sức khỏe tổng quát của từng cá nhân, và khuyến khích những phương pháp trị liệu khác với các phương thức y tế chăm sóc bệnh tật truyền thống. Năm 1979, Dan Rather thu hút sự chú ý của công chúng quốc tế đến trung tâm khi đăng tải một phân đoạn được phát sóng trên ’60 Minutes’.

Trong khi đó, ở một nơi khác…

Một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực wellness là Canyon Ranch. Thương hiệu bắt đầu hoạt động vào năm 1979 tại Tucson, Arizona, được sáng lập bởi nhà phát triển bất động sản ông Mel Zuckerman và vợ ông là bà Enid. Canyon Ranch trở thành ‘Resort nghỉ dưỡng/ fitness tổng thể đầu tiên tại Mỹ’.

Người ta nói, một trong những dự án kinh doanh liên quan đến wellness hiện đại đầu tiên bắt nguồn từ ngành khách sạn lưu trú. Vào thời điểm đó, việc đi hàng trăm km để trải nghiệm loại hình dịch vụ này là điều hoàn toàn bình thường, đơn giản là vì không có nhiều lựa chọn khác.

Một trong những dự án kinh doanh liên quan đến wellness hiện đại đầu tiên bắt nguồn từ ngành khách sạn lưu trú

Khởi đầu khá chậm nhưng đến khoảng cuối những năm 80, Canyon Ranch đã có lợi nhuận khởi sắc và sẵn sàng để mở rộng quy mô. Từ đó, họ tạo nên một thương hiệu nổi tiếng dành cho thị trường wellness cao cấp với giá phòng thấp nhất là 1.000 USD/đêm. Ngoài ra, họ còn xây dựng những hệ thống đa dạng khác như spa club, hotel spa tại Las Vegas và spa trên du thuyền. Câu chuyện thương hiệu của họ là hình ảnh thu nhỏ về sự phát triển của wellness, từ một khái niệm nhỏ bé, khác thường trở thành một biểu tượng của địa vị và sự sang trọng.

Wellness dành cho người giàu và người nổi tiếng chỉ là một phần của câu chuyện

Vào giữa những năm 80, gần một nửa dân số Hoa Kỳ dần chú trọng vào các hoạt động nâng cao sức khoẻ và mong muốn các khách sạn cần cung cấp nhiều tiện ích hơn, ngoài dịch vụ phòng ngủ. Điển hình là du khách ngày càng thích có hồ bơi, spa và phòng gym gói trọn trong kỳ nghỉ của họ. Tuy vậy, các khách sạn dường như hơi chậm trong việc đáp ứng nhu cầu này. Đến năm 1991, chỉ 40% khách sạn ở Mỹ có phòng gym, nhưng chất lượng lại không như mong đợi.

Phòng tập Gym ngay trong khách sạn

Mãi cho đến năm 2003, thương hiệu Westin ra mắt thành công WestinWORKOUT, phòng tập gym trong khách sạn dành cho thế hệ du khách mới. Với trang thiết bị hiện đại, các chương trình hợp tác với hãng đồ thể thao Reebok và tiện nghi phòng tập cao cấp, Westin biến wellness trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm du lịch, chứ không chỉ là một tiện ích bổ sung. Khởi đầu này đã làm bùng nổ một cuộc chạy đua của những phòng tập gym trong khách sạn mà 15 năm sau vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Wellness là một phong cách sống

Vậy tại sao wellness lại có sự bùng nổ đến như vậy? Hầu hết liên quan đến sức ảnh hưởng của công nghệ và toàn cầu hóa đã biến việc du lịch nước ngoài, từ một hoạt động tương đối tốn kém và không phổ biến, thành một trải nghiệm dễ thực hiện và quen thuộc hơn. Du lịch và wellness đã trở thành hai ngành công nghiệp đại chúng, đồng thời cũng trở thành biểu tượng của vị thế và phong cách sống sang trọng. Cả hai đều được vun đắp bởi cùng một kiểu mong muốn là có được những trải nghiệm phi thường, khác với những hoạt động truyền thống và nhàm chán.

Ngành công nghiệp wellness không ngừng phát triển cũng phản ánh khát vọng từ xa xưa của con người, đó là mong muốn có sức khoẻ tốt hơn, cơ thể đẹp hơn, nói chung là tốt hơn về mọi mặt. Tương lai của lĩnh vực wellness trong thị trường khách sạn lưu trú sẽ tập trung vào việc chuyển đổi này, để không chỉ đơn giản là cung cấp một nơi tập thể chất giúp rời xa cuộc sống thường nhật. Một vị tiến sĩ tâm lý học của đại học Texas, ông Art Markman lập luận: ‘con đường dẫn đến wellness là tận hưởng những trải nghiệm phong phú, chứ không chỉ là việc tránh những hoạt động căng thẳng’.

Khách sạn đóng một vai trò nổi bật trong phạm vi mà wellness hướng tới. Các khách sạn có khả năng tạo ra trải nghiệm sống động và có sức ảnh hưởng lớn, mang lại niềm hạnh phúc cho chúng ta. Giống như bất kỳ chương trình ăn kiêng hoặc luyện tập thể dục nào, chỉ những thương hiệu có khả năng thay đổi lối sống một cách bền vững mới có thể xác định được tương lai của ngành dịch vụ lưu trú theo hình thức wellness.

Các dịch vụ/ sản phẩm wellness mà nhiều người mong muốn có trong khách sạn:

  • Thực đơn món chay phong phú và ngon miệng
  • Các lớp học vui nhộn (nhảy parkour, khiêu vũ, leo núi trong nhà)
  • Tích hợp công nghệ trong phòng nghỉ của khách với đồng hồ thông minh
  • Khuyến khích tập thể dục (chẳng hạn như trả tiền cho một lon nước khi tập squat)
  • Thiết lập một vài khu vực “không công nghệ” để có nhiều tương tác cá nhân hơn
  • Hướng dẫn thiền vào những giờ giải lao trong cuộc họp

(Theo Brand Vietnam)

Bài viết liên quan

0941032828

error: Content is protected !!